Tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường loại 2 (Đái tháo đường loại 2 DMII) là một bệnh rất phổ biến. Đây là dạng bệnh tiểu đường phổ biến nhất trên toàn thế giới, với hơn 10% dân số ở các nước phát triển mắc bệnh này.

Cần lưu ý rằng tiểu đường loại 2có nguồn gốc từ bệnh chuyển hóa, bệnh này có nguyên nhân hoàn toàn khác so với bệnh tiểu đường hiếm gặp loại 1. Bệnh tiểu đường loại 2 không có phản ứng miễn dịch nào để có thể phá hủy các tế bào của tuyến tụy sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường loại 2 phát sinh rất chậm với sự tương tác của các yếu tố như béo bụng với vòng eo lớn, huyết áp cao, hàm lượng cholesterol và các chất béo khác cao. Gọi chung thì những yếu tố này được gọi là hội chứng chuyển hóa.

Bệnh tiểu đường loại II. phát sinh như sau. Bạn hình dung một người có khuynh hướng di truyền để phát triển bệnh này (nhiều người có giả định như vậy). Người này sống và ăn uống không lành mạnh (đặc biệt là tăng tiêu thụ mỡ động vật (ẩm thực Séc? :-)), không vận động, thường hút thuốc, uống rượu (không là một yếu tố bắt buộc) và dần dần phát triển thành béo phì. Chất béo lưu trữ ở khu vực nội tạng bụng có thể giải phóng lượng axit béo (thành phần chất béo) với mức độ lớn. Kháng insulin bắt đầu phát triển dần dần, đơn giản nó có nghĩa là sự giảm độ nhạy của một số mô, đặc biệt là mô cơ, đối với insulin. Do đó đường không dễ dàng chuyển từ máu vào các tế bào nữa, ngay cả khi insulin được sản xuất đầy đủ. Vì vậy sau bữa ăn đường huyết giảm chậm hơn tình trạng bình thường. Tất cả các yếu tố này tất nhiên sẽ ghép lại với nhau.

Các axit béo được giải phóng từ mô mỡ nằm xung quanh các nội tạng ở vùng bụng và lượng đường huyết cao hơn sau khi ăn bắt đầu làm tổn thương các tế bào tạo ra insulin trong tuyến tụy. Đúng vậy, lượng đường và axit béo cao rất độc hại (dưới dạng gốc tự do). Đồng thời các tế bào này vì kháng insulin của các nội tạng nên bắt buộc phải tạo ra liều lượng insulin cao hơn, điều này làm chúng cạn kiệt, gây ra tế bào bị lỗi và cơ thể bắt đầu có vấn đề. Insulin từ tuyến tụy sẽ bắt đầu thiếu, và bệnh tiểu đường loại 2 sẽ được phát triển. Bây giờ khi chúng ta biết bệnh tiểu đường loại 2 gây ra những gì thì chúng ta có thể suy ra cách điều trị nó.

Hậu quả của bệnh tiểu đường loại 2 không được điều trị là lượng đường trong máu tăng dần với sự phát triển của tình trạng được gọi là tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao). Đường và nước sẽ được bơm vào nước tiểu với nồng độ cao, gây ra việc đi tiểu nhiều và kèm theo đó là cảm giác khát quá mức. Nhiều biến chứng được phát triển trong thời gian dài như xơ vữa động mạch, tổn thương mắt khi bị bệnh võng mạc tiểu đường với nguy cơ giảm thị lực, tổn thương thận khi bị bệnh thận đái tháo đường, viêm đa dây thần kinh, suy giảm khả năng làm rỗng dạ dày, tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ não, phát triển bệnh bàn chân đái tháo đường là rất nghiêm trọng, có thể bị kết thúc bằng cách cắt cụt chi. Do sự suy giảm khả năng miễn dịch khi mắc bệnh tiểu đường lâu ngày, bệnh nhân có nhiều nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể được xác định dựa trên việc phát hiện lượng đường huyết cao trong các buổi kiểm tra phòng ngừa. Hoặc bằng cách kiểm tra nước tiểu trong những trường hợp khác để xem có đường trong nước tiểu không, thường chúng ta không có cách khác. Những người có tiền sử gia đình bị tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể được kiểm tra.

Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 có thể giảm được nhiều bằng cách tuân theo lối sống lành mạnh. Điều này có nghĩa là phảiduy trì cân nặng hợp lý để không bị béo phì, tập thể dục (chỉ cần đi bộ 30 phút mỗi ngày), ăn uống lành mạnh hơn (hạn chế mỡ động vật), duy trì huyết áp bình thường, không hút thuốc và chỉ uống rượu ở mức độ hạn chế.

Cơ bản là phác đồđiều trị như ở trên, dẫn đến việc giảm cân và giảm đề kháng insulin. Việc giảm dù chỉ 10% trọng lượng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cả đối với tình trạng bệnh tiểu đường loại 2.

Bác sĩ có vai trò quan trọng trong việc điều trị. Chúng tôi có thể điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2 như béo phì hoặc mức cholesterol và chất béo cao. Trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, bác sĩ thường điều trị theo phương pháp ăn kiêng, bệnh nhân được tư vấn một kế hoạch ăn kiêng phù hợp và sau đó bệnh nhân tự điều trị. Trong giai đoạn nặng hơn, khi tình trạng kháng insulin tồi tệ hơn và mức đường huyết bắt đầu tăng bằng cách nguy hiểm sau bữa ăn, chúng tôi sử dụng thuốc chống đái tháo đường. Đây là một nhóm thuốc đa dạng, bằng các cơ chế khác nhau các loại thuốc này sẽ ảnh hưởng chuyển hóa glucose và làm giảm lượng đường trong máu. Chúng tôi có thể theo dõi bệnh nhân với bệnh tiểu đường loại 2 cho đến giai đoạn này tại phòng khám của chúng tôi và quản lý điều trị mà không cần phải đưa bệnh nhân đến phòng khám nội tiết (phòng khám tiểu đường) xa hơn. Các tình trạng nặng hơn của bệnh tiểu đường loại 2 khi các tế bào sản xuất insulin bị cạn kiệt ngoài dùng thuốc chống đái tháo đường thì phải bổ sung thêm hoặc thay thế bằng liệu pháp insulin. Bệnh nhân này phải được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa trong phòng khám tiểu đường và không thể được điều trị bởi bác sĩ đa khoa.